Quy trình gia công cơ khí chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chi tiết có độ chính xác cao. Đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhiều lĩnh vực như ô tô, hàng không, y tế và điện tử. Vậy quy trình gia công cơ khí chính xác bao gồm những bước nào và có vai trò gì trong sản xuất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Quy trình gia công cơ khí chính xác là gì?

Quy trình gia công cơ khí chính xác là quá trình loại bỏ phần vật liệu dư thừa để tạo ra các chi tiết có độ chính xác cao, đảm bảo dung sai chặt chẽ theo yêu cầu kỹ thuật. Hiểu một cách đơn giản, đây là phương pháp chế tạo giúp biến các khối vật liệu thô thành những bộ phận hoàn chỉnh với kích thước và hình dạng chính xác.
Quy trình này bao gồm nhiều phương pháp gia công như cắt gọt, phay, tiện, hoặc gia công bằng tia lửa điện (EDM), chủ yếu được thực hiện trên các máy CNC hiện đại. Để đảm bảo quá trình gia công đạt hiệu quả cao, các chi tiết phải được sản xuất theo đúng bản vẽ thiết kế với độ chính xác tuyệt đối.
Thông thường, quá trình này được hỗ trợ bởi các phần mềm thiết kế CAD (Computer-Aided Design) hoặc gia công CAM (Computer-Aided Manufacturing), giúp tạo ra các mô hình hoặc bản vẽ 3D chi tiết. Những bản thiết kế này đóng vai trò quan trọng, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, kích thước và tính năng.
Xem thêm: Máy CNC trường học là gì? Ứng dụng trong giảng dạy
Ưu điểm của quy trình gia công cơ khí chính xác
Là một trong những phương pháp gia công phổ biến nhất hiện nay, quy trình gia công cơ khí chính xác được nhiều doanh nghiệp và xưởng sản xuất lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội như:
- Đảm bảo sản phẩm đạt độ chính xác cao, đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật.
- Có thể gia công trên nhiều loại vật liệu, kể cả những vật liệu có độ cứng lớn hoặc hình dạng phức tạp.
- Duy trì năng suất sản xuất ổn định và hiệu quả.
- Quy trình có thể được lập trình và lưu trữ, giúp tối ưu hoá cho các lần gia công tiếp theo.
- Giảm thiểu thời gian sản xuất và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
Vật liệu thường dùng trong quy trình gia công cơ khí chính xác

Quy trình gia công cơ khí chính xác có khả năng tạo ra các chi tiết từ nhiều loại vật liệu khác nhau như:
- Kim loại
- Than chì
- Thủy tinh
- Thép
- Đồng
- Nhựa
- Gốm
- Vật liệu tổng hợp
…
Để thực hiện các đường cắt chính xác và loại bỏ vật liệu thô theo đúng yêu cầu, người vận hành có thể sử dụng kết hợp nhiều loại máy móc khác nhau tùy vào đặc tính của từng vật liệu. Các thiết bị thường được sử dụng bao gồm: máy phay, máy tiện, máy cưa, máy mài và máy phóng điện (EDM).
Hệ thống máy móc này được điều khiển bằng máy tính và lập trình để gia công các chi tiết với kích thước, độ dày mỏng khác nhau theo đúng yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ thiết kế. Trong một số trường hợp đặc biệt, các phương pháp như gia công rô bốt hoặc quang hóa tốc độ cao cũng có thể được áp dụng để tạo ra sản phẩm với độ chính xác cao nhất.
Các bước trong quy trình gia công cơ khí chính xác

Quy trình gia công cơ khí chính xác, hay còn gọi là gia công CNC, bao gồm 9 bước chính nhằm đảm bảo sản phẩm đạt độ chính xác cao và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Bước 1: Kiểm tra dữ liệu thiết kế
Trước khi bắt đầu gia công, người thiết kế cần kiểm tra các thông số quan trọng như:
- Kích thước sản phẩm
- Hình dạng chi tiết
- Độ bóng bề mặt
- Loại vật liệu sử dụng
…
Bước 2: Thiết kế bản vẽ và lập trình gia công
Sau khi kiểm tra dữ liệu thiết kế, bản vẽ kỹ thuật sẽ được thiết kế chi tiết để đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, chương trình điều khiển CNC sẽ được thiết lập và kiểm tra thủ công hoặc bằng phần mềm để phát hiện lỗi.
Bước 3: Lựa chọn phương thức gia công
Quy trình gia công có thể được thực hiện theo ba phương thức chính:
- Gia công đơn chiếc: Dành cho các sản phẩm có số lượng ít, yêu cầu độ chính xác cao, không có chu kỳ sản xuất lại.
- Gia công hàng loạt: Sản xuất theo từng đợt với số lượng lớn, sản phẩm có chất lượng ổn định nhưng không đạt độ tỉ mỉ cao như gia công đơn chiếc.
- Gia công hàng khối: Áp dụng cho sản xuất quy mô lớn, liên tục, đảm bảo hiệu suất cao.
Xem thêm: Tìm hiểu gia công tiện CNC ở TPHCM – Quy trình gia công chi tiết
Bước 4: Lựa chọn phôi và chuẩn bị chế tạo
Việc lựa chọn phôi phù hợp với kích thước và yêu cầu của sản phẩm là yếu tố quan trọng, giúp tối ưu quá trình gia công và giảm hao phí vật liệu.
Bước 5: Xác định trình tự gia công
Thứ tự gia công, loại dao cắt, cách lắp đặt dao cụ cần được xác định chính xác để đảm bảo hiệu suất và chất lượng sản phẩm.
Bước 6: Chọn thiết bị gia công phù hợp
Tùy vào yêu cầu về độ chính xác và loại vật liệu, người vận hành sẽ chọn máy gia công phù hợp như máy phay CNC, máy tiện CNC, máy cắt EDM,…
Bước 7: Xác định lượng dư gia công
Mỗi công đoạn sẽ có một lượng dư gia công nhất định. Việc tính toán lượng dư giúp đảm bảo độ chính xác của sản phẩm sau khi hoàn thiện.
Bước 8: Tiến hành gia công
Quá trình gia công bắt đầu với các giai đoạn như:
- Gia công thô: Loại bỏ phần lớn vật liệu thừa, tạo hình cơ bản.
- Gia công tinh: Hoàn thiện bề mặt, đảm bảo độ chính xác cuối cùng.
Bước 9: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Sau khi gia công xong, sản phẩm sẽ được kiểm tra bằng các dụng cụ đo chuyên dụng như thước kẹp, panme, đồng hồ so,… để đảm bảo đúng kích thước và yêu cầu kỹ thuật.
Ứng dụng của quy trình gia công cơ khí trong sản xuất

Quy trình gia công đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giúp tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao, đảm bảo chất lượng và tối ưu hiệu suất sản xuất. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu:
- Gia công trục cam, trục khuỷu, bánh răng, piston, vỏ động cơ.
- Chế tạo các chi tiết máy bay như cánh quạt, vỏ động cơ, bộ phận khung máy bay.
- Gia công thiết bị phẫu thuật, dụng cụ y tế như dao mổ, kẹp phẫu thuật, kim tiêm.
- Sản xuất linh kiện cho máy móc y tế như máy chụp X-quang, máy siêu âm.
- Chế tạo vi mạch, bảng mạch PCB, linh kiện bán dẫn.
- Gia công khuôn ép nhựa, khuôn dập kim loại, khuôn đúc áp lực.
- Sản xuất các bộ phận máy móc, thiết bị tự động hóa.
- Gia công trục vít, bánh răng, bạc đạn, hệ thống dẫn hướng.
Quy trình gia công cơ khí chính xác được thực hiện trên các máy CNC tiên tiến, vận hành dựa trên các chương trình lập trình sẵn, giúp tối ưu hóa độ chính xác trong sản xuất. Nhờ cơ chế tự động hóa, người vận hành chỉ cần giám sát và kiểm tra quá trình gia công mà không cần can thiệp trực tiếp, qua đó đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất và nâng cao mức độ an toàn lao động.
Để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về máy CNC và thông tin liên quan đến ngành gia công cơ khí, đừng quên theo dõi trang TULOCTECH ngay hôm nay!
CÔNG TY TNHH MTV KỸ THUẬT TÚ LỘC
- Trụ Sở Chính: 451 Lý Thường Kiệt, Phường 9, Quận Tân Bình, TP.HCM ( Số mới 373/1/133 Lý Thường Kiệt, Phường 9, Quận Tân Bình, TP. HCM)
- Chi nhánh TLT – Hồ Chí Minh: 197 Võ Văn Bích, X. Tân Thạnh Đông, H. Củ Chi, TP. HCM
- Chi Nhánh TLT – Hà Nội: Km 6 Võ Văn Kiệt, Thôn Đoài, X.Nam Hồng, H. Đông Anh, Thủ đô Hà Nội
- Chi nhánh TLT – Bắc Ninh: Đ. Lê Thái Tổ, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh (Kế bên Honda, đối diện Toyota)
- Hotline: 1900.98.99.06